• 22 November, 2024

400 Người Tai Nạn Máy Bay Sáng Nay: Nỗi Đau Còn Lại

Chuyến bay định mệnh

 

Chỉ mất khoảng hai giờ bay từ Sân bay Quốc tế Đào Viên ở Đài Bắc, Đài Loan đến Sân bay Quốc tế Nagoya tại Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với 264 hành khách trên máy bay 140 của China Airlines, hành trình ấy đã mãi mãi dang dở.

Chuyến bay 140 của China Airlines khởi hành với 2 phi công và 13 tiếp viên, cùng 271 hành khách trên chiếc Airbus A300 hiện đại nhất của hãng lúc bấy giờ. Được trang bị với nhiều công nghệ tiên tiến, A300 đã cải thiện đáng kể độ an toàn bay, chỉ cần hai phi công điều khiển thay vì ba đến năm người như các mẫu máy bay cũ.

 

Chuyên bay định Mệnh chiếc máy bay nổ tung khiến 264 người thiệt mạng
Chuyên bay định Mệnh chiếc máy bay nổ tung khiến 264 người thiệt mạng

 

Phi công chính của chuyến bay này là Vương Lạc Kỳ, một người dày dặn kinh nghiệm với 20 năm bay và hơn 8.340 giờ bay, bao gồm cả những giờ lái máy bay quân sự. Cơ trưởng Trang Mạnh Dũng, tuy là tân binh, nhưng cũng đã có hơn 1.000 giờ kinh nghiệm bay.

Chuyến bay diễn ra êm đềm cho đến khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống Nagoya. Bất ngờ, kiểm soát không lưu thông báo có một máy bay khác ở gần họ, nhưng không có vấn đề gì nghiêm trọng. Các phi công được yêu cầu hạ cánh như bình thường. Thế nhưng, thay vì hạ độ cao, máy bay lại bất ngờ nâng mũi lên, như thể chuẩn bị cất cánh lại.

máy báy đã không còn nguyên vẹn
máy báy đã không còn nguyên vẹn

 

Nhận thấy điều bất thường, kiểm soát viên không lưu đã cố gắng liên lạc với phi hành đoàn, nhưng đã quá muộn. Máy bay vọt lên cao, rồi đột ngột rơi thẳng xuống đất, vỡ tan trong biển lửa. Vụ cháy được dập tắt nhanh chóng, không gây thiệt hại đáng kể cho sân bay, nhưng 264 người trên chuyến bay đã thiệt mạng, chỉ còn lại 7 người sống sót trong tình trạng bị thương nặng.

Không ai có thể ngờ rằng, chỉ vài giây trước khi hạ cánh, lại xảy ra một thảm họa khủng khiếp đến vậy.

Hộp đen tố cáo tội lỗi

Dưới áp lực khủng khiếp từ thảm kịch, một cuộc điều tra đã nhanh chóng được mở ra để tìm ra nguyên nhân của sự việc. Vì sao cơ trưởng và sĩ quan thứ nhất lại đột ngột điều chỉnh độ cao của máy bay, dẫn đến vụ rơi kinh hoàng?

Sau khi kiểm tra hộp đen, người ta phát hiện rằng nguyên nhân không phải do lỗi kỹ thuật của máy bay mà chính là do sai sót của các phi công. Trong khoảnh khắc vô tình, cơ trưởng Trang Mạnh Dũng đã nhấn nhầm nút “GO-Around” bên cạnh cần điều khiển – một nút có tác dụng tăng tốc, nâng mũi và đưa máy bay bay lên trở lại.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *