Bó:c gỡ đường dây luadao xuyên quốc gia, bắt ‘thủ lĩnh’ Nguyễn Thế Anh và hơn 50 đối tượng
admin
- 0
Ngày 13/02/2025 Đời sống & Pháp luật đưa tin “Bóc gỡ đường dây lừa đảo xuyên quốc gia, bắt ‘thủ lĩnh’ 29 tuổi Nguyễn Thế Anh và hơn 50 đối tượng” với nội dung chính như sau:
Nguyễn Thế Anh giữ vai trò quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động lừa đảo của hơn 80 người Việt Nam dưới sự chỉ đạo của chủ người Trung Quốc. Người phụ nữ trung niên “buồn chuyện gia đình”, lên mạng tâm sự bị lừa hơn 1,7 tỉ đồng Thu giữ nhiều ô tô “siêu sang” trong đường dây lừa đảo khắp cả nước Mất tiền tỷ vì sập bẫy “lừa đảo tâm linh”, làm sao để tránh?
Ngày 13/2, Bộ Công an cho biết đường dây lừa đảo dưới hình thức đầu tư tiền điện tử Bitcoin (BTC) trên ứng dụng UNISAT và lừa đảo làm nhiệm vụ TikTok, hoạt động tinh vi, xuyên quốc gia, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhiều nạn nhân vừa bị triệt phá.
Đây là chiến công xuất sắc của Phòng CSHS Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an, Cục Cảnh sát hình sự, Cơ quan đại diện Bộ Công an tại Campuchia, lực lượng Cảnh sát các nước Philippines, Campuchia cùng Đồn biên phòng Cửa khẩu Mộc Bài, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh.
Toà nhà tại Manila, Philipines, nơi ẩn náu của các đối tượng lừa đảo làm nhiệm vụ Tiktok.
Được biết, thời điểm cuối năm 2024, sau khi Bộ Công an Việt Nam phối hợp, cung cấp thông tin, đề nghị cảnh sát Philippines kiểm tra, truy quét, đẩy đuổi, tổ chức lừa đảo này đã dịch chuyển địa bàn về thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) nhằm tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng.
Thời cơ chín muồi, Ban chuyên án lập tức báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh, đề xuất lãnh đạo Bộ Công an triển khai kế hoạch hành động.
Ban chuyên án sử dụng áo pise theo từng màu để phân loại vai trò của các đối tượng trong đường dây lừa đảo.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Công an, Công an Hà Tĩnh đã xây dựng phương án chi tiết, huy động tổng lực, phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát Quốc gia Campuchia, Cảnh sát Philippines, Cơ quan đại diện Bộ Công an tại Campuchia, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Mộc Bài, Đồn An ninh Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh và nhiều đơn vị nghiệp vụ khác. Các mũi trinh sát đồng loạt áp sát, triển khai phương án đánh úp từ nhiều hướng.
Nguyễn Thế Anh, một trong những đối tượng cầm đầu.
Ngay tại Phnôm Pênh, lực lượng chức năng bất ngờ ập vào nơi trú ẩn của các đối tượng, khống chế, bắt giữ 30 nghi phạm khi chúng còn chưa kịp trở tay.
Cùng thời điểm, tại các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài, những tổ công tác bí mật chốt chặn, nhanh chóng khống chế thêm 26 đối tượng vừa từ Philippines đặt chân về nước trước khi sang Campuchia.
Chiến dịch được triển khai chính xác, đồng bộ, khóa chặt toàn bộ đường lui của các đối tượng trong đường dây. Một tổ chức tội phạm tinh vi, tưởng chừng bất khả xâm phạm, cuối cùng cũng bị bóc gỡ.
Trong số các đối tượng bị bắt, đối tượng cầm đầu là Nguyễn Thế Anh (SN 1996, trú tại Yên Bái) đã tham gia tổ chức lừa đảo tại Philippines từ tháng 4/2023. Nguyễn Thế Anh giữ vai trò quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động lừa đảo của hơn 80 người Việt Nam dưới sự chỉ đạo của chủ người Trung Quốc.
Nguyễn Văn Đồng được giao nhiệm vụ quản lý.
Một mắt xích quan trọng trong hệ thống này – bộ phận kỹ thuật viên, chuyên trách “nuôi Facebook” để phục vụ toàn bộ đường dây lừa đảo có Nguyễn Văn Đồng (SN 2000, trú tại thôn Nhân Lý, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang).
Nguyễn Văn Đồng chịu trách nhiệm tiếp quản các ID tài khoản Facebook mua lại, chiếm quyền đăng nhập và chuyển đổi thành tài khoản lừa đảo, giao cho nhân viên sử dụng.
Nhân viên trực tiếp sử dụng các tài khoản ảo để tiếp cận nạn nhân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là Nguyễn Quang Phương (SN 1995, trú tại Bắc Giang) trong vỏ bọc “doanh nhân thành đạt” trên nền tảng Facebook.
Bùi Quang Minh giữ vai trò là ” Thầy giết” trong mắt xích lừa đảo.
Nguyễn Quang Phương trong vỏ bọc ” Doanh nhân thành đạt.
Hoàng Hồng Nhung và Bùi Quang Minh trong nhánh lừa đảo.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố 50 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến hình thức đầu tư tiền điện tử BTC và lừa đảo làm nhiệm vụ TikTok. Vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.
Trung tâm thương mại Double Dragon Plaza, nơi ẩn náu của các đối tượng lừa đảo đầu tư tiền ảo qua ứng dụng UNISAT.
Ảnh: Bộ Công an
Ngày 13/02/2025 Vietnamnet đưa tin “Từ sào huyệt lừa đảo ở Campuchia: Nhói lòng về lời khai ‘khách rơi, giết khách’” với nội dung như sau:
Đau lòng câu nói “khách rơi, giết khách”
Chuyên án 0924L do Công an Lai Châu xác lập đã tấn công, truy bắt ổ nhóm tội phạm lừa đảo qua mạng ngay trên đất Campuchia. 18 đối tượng đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trực tiếp chỉ đạo đánh án tại Campuchia với vai trò Trưởng ban chuyên án, Đại tá Phạm Hải Đăng cho biết, ông rất đau lòng khi trực tiếp lấy lời khai và nghe cụm từ “giết khách” mà các đối tượng trao đổi với nhau mỗi khi đưa được một nạn nhân vào tròng.
Theo Đại tá Phạm Hải Đăng, trong chuyên án 0924L, các đối tượng sử dụng thủ đoạn bán xe do hải quan thanh lý để chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của nhiều nạn nhân người Việt Nam. Nhóm đối tượng đánh vào ước muốn sở hữu ô tô của nhiều người dân để tung ra miếng mồi xe đẹp, giá rẻ để chiếm đoạt tiền.

“Một người làm nghề cắt tóc ở huyện Tân Uyên bị lừa mất hơn 200 triệu đồng chỉ sau 7 ngày do nhóm đối tượng lừa đảo hoạt động tại Campuchia. Trong khi nạn nhân tuyệt vọng, suy sụp khi mất cả gia sản thì ở Campuchia, nhóm lừa đảo hào hứng khi khoe rằng đã ‘giết khách’ thành công”, Đại tá Phạm Hải Đăng chia sẻ.
Theo Đại tá Phạm Hải Đăng, trong quy trình lừa đảo của nhóm đối tượng có nhiều thuật ngữ riêng, gồm “khách rơi”, “giết khách”. Trong đó, khách rơi ám chỉ việc thông qua Zalo, Facebook để nhắn tin, trao đổi với khách mà khách tin, đồng ý đặt cọc; giết khách là từ dùng để chỉ việc lừa khách chuyển thêm tiền để mua “sản phẩm”.
Trong chuyên án 0924L, theo lời khai của các đối tượng lừa đảo, chỉ trong vòng 6 tháng, đã có hàng trăm nạn nhân người Việt Nam bị các đối tượng “giết khách” với tổng số tiền trên 13 tỷ đồng. Trong đó, khách bị lừa nhiều nhất là 550 triệu đồng và số tiền bị lừa tối thiểu là 5 triệu đồng.
Nói về thực tế đau lòng, Đại tá Phạm Hải Đăng cho biết, khi phá thành công chuyên án 0924L, lực lượng chức năng xác định, tất cả nạn nhân đều là người Việt Nam, sinh sống ở 29 tỉnh, TP trên cả nước.
“Chúng tôi rất đau lòng khi chứng kiến những đối tượng người Việt Nam ‘giết khách’ chính đồng bào mình”, Đại tá Đăng bày tỏ.
Lời khai hé lộ hành trình sa ngã
Trong chuyên án 0924L, đã có 18 đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam, lời khai của các đối tượng đã thể hiện mức độ tinh vi khi tổ chức lừa đảo.
Nguyễn Hồng Quân là một trong những “mắt xích” quan trọng khi giữ vai trò phiên dịch và chỉ đạo một nhóm người trực tiếp lừa đảo tại biệt khu Venus, TP Bavet, Campuchia.

Xuất phát từ việc bán hoa quả tại biệt khu Venus, tháng 5/2024, Quân được giới thiệu vào làm phiên dịch cho một công ty lừa đảo do người Trung Quốc điều hành. Hoạt động chính là hình thức lừa bán xe ô tô thanh lý hải quan.
Quân khai, hàng ngày y sẽ phiên dịch nhiệm vụ, định hướng kịch bản lừa đảo từ ông chủ đến nhóm lừa đảo và quản lý công việc của công ty khi ông chủ đi vắng và tổng hợp báo cáo kết quả bằng tiếng Trung rồi gửi cho ông chủ.
Đáng chú ý, đối tượng Quân thừa nhận biết công ty hoạt động lừa đảo nhưng vẫn tự nguyện làm việc. Mỗi tháng, từ việc phiên dịch và điều hành nhóm lừa đảo, Quân nhận về thù lao là 36 triệu đồng.
Còn Dương Văn Thạnh (39 tuổi, quê Thái Nguyên) – đối tượng cầm đầu một nhóm lừa đảo gồm 12 người khai làm việc tại Campuchia cho ông chủ người Trung Quốc từ tháng 6/2024.
Tại công ty, Thạnh được giao làm trưởng nhóm, trực tiếp “giết khách”. Nhóm của Thạnh phân vai trò cho các đối tượng với các chức danh trưởng phòng kinh doanh, lái xe hoặc nhân viên tư vấn…
Với việc dùng thủ đoạn bán xe ô tô của hải quan thanh lý giá rẻ, nhóm của Thạnh đã chiếm đoạt được hơn 6 tỷ đồng của nhiều bị hại người Việt Nam. Riêng Thạnh đã được ông chủ chi thù lao gần 400 triệu đồng.

Đáng chú ý, trong 18 đối tượng bị bắt giữ, có một bị can tuổi đời trẻ là Nguyễn Duy Hoàng (25 tuổi, quê Thanh Hóa). Dù chỉ là một đối tượng không có bằng cấp, vỡ nợ nhưng chỉ 5 tháng tham gia nhóm của Thạnh, Hoàng đã lừa đảo 7 bị hại với tổng số tiền chiếm đoạt được là 221 triệu đồng.
Đại tá Phạm Hải Đăng khẳng định, đa phần ban đầu các đối tượng này đều chủ động, tự nguyện sang Campuchia làm việc, sau đó đối tượng nào không biết lừa mới bị nhóm tội phạm “bán” cho “công ty” khác để thu hồi lại tiền chi phí. Các đối tượng đều khai nhận thức rõ việc làm là sai trái nhưng vẫn làm vì ham vật chất.
“Tội phạm lừa đảo qua mạng hiện nay đang là vấn đề nhức nhối khiến nhiều người rơi vào bi kịch. Việc phá thành công chuyên án 0924L đã chặt đứt một ổ nhóm lừa đảo chuyên nghiệp, ngăn chặn các hành vi lừa đảo của các đối tượng”, Đại tá Phạm Hải Đăng nhấn mạnh.