• 5 December, 2024

Có một gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam, trọn đời cống hiến cho nền giáo dục: Cứ đến Ngày 20/11 lại được mọi người nhắc tên – Thương Cảm

Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân trọn đời cống hiến cho nền giáo dục Việt Nam, các con và cháu ông hiện nay cũng tiếp bước làm rạng danh dòng họ.Dòng họ danh giá Nguyễn LânCố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam Nguyễn Lân (1906-2003) đã trọn đời cống hiến cho nền giáo dục Việt Nam, được xem là người có công lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa Tâm lý học, Giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam. Cứ mỗi dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhiều người lại nhắc đến gia đình Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân với sự kính trọng, ngưỡng mộ.
Dòng họ Nguyễn Lân danh giá bậc nhất Việt Nam: Cứ đến Ngày 20/11 lại được mọi người nhắc tên- Ảnh 1.

Gia đình Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân. Ảnh: GĐCCNhà giáo nhân dân Nguyễn Lân sinh ra trong gia đình nghèo ở vùng bạc điền thuộc huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Sau này khi thi vào trường Bưởi, ông nhận được học bổng toàn phần. Năm 1925, khi còn là học sinh trung học, Nguyễn Lân đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên “Cậu bé nhà quê”. Đó là một phần tự truyện về thời thơ ấu của ông. Cuốn tiểu thuyết này về sau được dịch sang tiếng Pháp và đến năm 1934 được xác định dùng làm sách giáo khoa cho học sinh.Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương năm 1932. Từ đó ông gắn bó cả cuộc đời mình với sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học. “Cậu bé nhà quê” thời đó về sau đã trở thành một nhà giáo nổi tiếng có công đào tạo rất nhiều thế hệ học sinh.Không chỉ có Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân được cả Việt Nam biết đến, các đời con cháu của ông cũng làm rạng danh dòng họ. Dù theo đuổi những chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con – 7 trai và 1 gái – của cố GS Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc.
Dòng họ Nguyễn Lân danh giá bậc nhất Việt Nam: Cứ đến Ngày 20/11 lại được mọi người nhắc tên- Ảnh 2.

Kể cả dâu, rể, dòng họ Nguyễn Lân có 4 giáo sư, 5 phó giáo sư, 11 tiến sĩ, thế hệ thứ ba có 3 phó giáo sư và 5 tiến sĩ. Thế hệ thứ tư tuy còn nhỏ nhưng đã có cháu dạy đại học và nhiều cháu đang học các trường đại học, các trường phổ thông danh tiếng.Dòng họ Nguyễn Lân được cả nước Việt Nam biết đến. Ảnh: GĐCCCon cháu dòng họ Nguyễn Lân tiếp nối truyền thống hiếu họcChia sẻ với PV báo Dân Việt, GS Nguyễn Lân Hùng cho biết: “Chúng tôi không phải là những người giỏi mà chúng tôi giỏi lên chính là nhờ sự nhắc nhở của bố. Bố tôi nói ít nhưng rất sâu sắc và làm tấm gương cho chúng tôi cố gắng học hành”.Có được thành quả ngày hôm nay, theo GS Lân Hùng: “Công đầu tiên phải nói là từ cha tôi. Dù sinh ra trong nghèo khó nhưng ông luôn ham học. Ông thọ 98 tuổi nhưng làm việc đến năm 95 tuổi. Ngày nào ông cũng miệt mài 10 tiếng và rất nghiêm túc. Đúng 8h sáng làm việc, trưa nghỉ rồi 1h chiều dậy làm việc, kể cả thứ 7, chủ nhật. Anh Nguyễn Lân Dũng rất chăm chỉ. Anh còn ngủ luôn ở phòng thí nghiệm. Nhà tôi 8 anh em đều dạy đại học, đến thế hệ các cháu cũng noi gương nghiên cứu khoa học.Mọi người bảo do gen nhưng tôi cho rằng gia đình chúng tôi cũng bình thường, do không khí gia đình thôi. Các thành viên trong nhà luôn động viên nhau, bảo ban nhau học tập, người đi trước nối tiếp làm gương cho người đi sau.Ngoài ra, gia đình chúng tôi rất gắn bó, đoàn kết. Khi cha tôi còn sống, con cháu mỗi tháng gặp nhau một lần. Tháng nào có sinh nhật hay ai đó thành công, đạt thành tựu nào đó đều gặp nhau chúc mừng. Tối 30 Tết chúng tôi về nhà thắp hương, các ngày giỗ, ngày Ông Táo và ngày mùng 2 gặp nhau cả nhà. Theo tôi, các buổi gặp gỡ này rất quan trọng, tạo không khí hiểu biết, gần gũi từ đó động viên nhau, có khuyết điểm, sai sót thì giúp đỡ nhau. Các cháu vươn lên trong học tập lại là nguồn động viên lại cho cha ông”..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *