KH:::ẨN: Bão số 6 tiến sát bờ biển miền Trung, có thể đổ bộ vào những tỉnh dưới đây
- admin
- 0
Bão số 6 chủ yếu tác động trực tiếp đến khu vực biển miền Trung gây mưa lớn cho nhiều tỉnh, thành từ khoảng chiều tối 26/10. Trọng tâm mưa lớn rơi vào 5 tỉnh từ Quảng Bình – Quảng Nam, nguy cơ ngập úng, sạt lở.
Chiều nay (25/10), ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão Trà Mi đã trở thành cơn bão số 6 trong năm 2024. Từ chiều qua đến hôm nay, bão di chuyển tương đối ổn định và khá nhanh với tốc độ 15-20km/h, đang hướng về khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Trong 24 đến 48 giờ tới, bão cũng vẫn di chuyển ổn định và cường độ còn mạnh thêm.
Bão số 6 chủ yếu tác động trực tiếp đến khu vực biển miền Trung gây mưa lớn cho nhiều tỉnh, thành từ khoảng chiều tối 26/10. Trọng tâm mưa lớn rơi vào 5 tỉnh từ Quảng Bình – Quảng Nam, nguy cơ ngập úng, sạt lở.
Chiều nay (25/10), ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão Trà Mi đã trở thành cơn bão số 6 trong năm 2024. Từ chiều qua đến hôm nay, bão di chuyển tương đối ổn định và khá nhanh với tốc độ 15-20km/h, đang hướng về khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Trong 24 đến 48 giờ tới, bão cũng vẫn di chuyển ổn định và cường độ còn mạnh thêm.
“Cường độ cực đại theo chúng tôi dự báo khi bão ở phía Đông của quần đảo Hoàng Sa, có thể đạt cấp 11-12, giật cấp 15”, ông Lâm nói.
Về khả năng xảy ra tương tác với không khí lạnh, ông Lâm cho biết, khi bão vào đến khu vực quần đảo Hoàng Sa có xu hướng di chuyển chậm lại, cường độ yếu dần do có bộ phận không khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống phía Nam. Sau đó, nhiều khả năng bão suy yếu còn cấp 7-8 và có xu hướng đi ngược ra ngoài.
TS. Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia trả lời báo chí về diễn biến bão số 6 chiều 25/10
Theo ông Lâm, thời điểm này, bão duy trì tương đối lâu dẫn đến tình trạng khu vực Giữa và Nam Biển Đông hình thành dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa kéo dài cho khu vực Trung Bộ.
Ông Lâm cũng thông tin, một kịch bản khác ít khả năng hơn là khi bão vào khu vực Hoàng Sa tương tác với không khí lạnh có suy yếu đi, nhưng vẫn di chuyển vào bờ và suy yếu ở trên khu vực đất liền nước ta. Kịch bản này xảy ra thấp hơn so với khả năng bão trôi vào phía Nam và di chuyển ra ngoài.
Kịch bản sau được nhận định khoảng 60%, kịch bản đi vào đất liền khoảng 30%.
Tuy nhiên, ông Lâm lưu ý: “Kể cả 2 kịch bản thì chúng tôi vẫn nhấn mạnh vấn đề mưa lớn ở Trung Trung Bộ. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng rõ nhất của cơn bão số 6.